Thông thường, trẻ ở lứa tuổi dưới 2-3 tháng thường hay bị nghẹt mũi khó thở sinh lý do lỗ mũi hẹp và đóng nhiều vảy mũi ,Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ như thế nào? Ngạt mũi không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao? chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!




Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi

Ngạt mũi là tình trạng tắc nghẽn do vùng mũi chứa chất nhầy, ảnh hưởng tới sự di chuyển của không khí. Ngạt mũi khiến người mắc phải gặp khó khăn trong việc hít thở, đối với trẻ nhỏ lại càng khó chịu hơn nữa. Vậy, vì sao bé bị ngạt mũi?

Ngửi phải các chất kích thích như: Thuốc lá, khói, nước hoa,…
Dị ứng với bụi, phấn hoa, thức ăn,…
Bị viêm xoang, viêm đường hô hấp,…
Không khí khô, dịch nhầy được sản xuất quá nhiều.
Đang bị cảm lạnh
Mắc dị vật.
Trước khi giải đáp câu hỏi “Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao?”, cha mẹ cần biết các dấu hiệu kèm theo với ngạt mũi, từ đó có hướng cải thiện cho trẻ tốt nhất.

Sốt cao nếu bị các bệnh về đường hô hấp.
Hơi thở nặng nề, thở khó khăn, thở gấp,…
Ngủ hay ngáy.
Chảy nước mũi nhiều.
Ho, hắt hơi, phát ban…
Biếng ăn, ăn chậm, quấy khóc.
Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao?

Tuy ngạt mũi không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe của bé nếu không được chữa trị.

Cách chăm sóc bé bị ngạt mũi

– Bước 1: Vệ sinh vùng mũi để loại bỏ chất nhầy bằng bông tăm chấm nước ấm.

– Bước 2: Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé, không nên thực hiện quá 3 ngày sẽ làm dịch mũi bị khô. Đặc biệt, không tự ý pha nước muối.

– Bước 3: Hút mũi cho bé là cách mà nhiều cha mẹ thực hiện mỗi khi thắc mắc trẻ bị ngạt mũi phải làm sao. Trước khi hút mũi cần làm sạch dụng cụ hút và không nên lạm dụng để tránh kích ứng niêm mạc quá mức.

– Bước 4: Massage vùng mũi hỗ trợ lưu thông hô hấp, cải thiện tình trạng ngạt mũi bằng cách day hai bên sống mũi.

– Bước 5: Thay đổi nhiệt độ và không khí trong phòng bằng cách tăng độ ẩm.

– Bước 6: Đưa trẻ đi thăm khám tại khoa nhi tại các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.


Vệ sinh vùng mũi cho trẻ bằng tăm bông chấm nước ấm
Các phương pháp trị ngạt mũi ở trẻ

– Tinh dầu bạc hà: Kết hợp tinh dầu bạc hà vào nước tắm. Thành phần menthol trong bạc hà có tác dụng làm thông thoáng đường mũi và cải thiện chứng ngạt mũi. Nếu trẻ bị nổi mề đay, ngứa ngáy thì cách này cũng hiệu quả khi thời tiết chuyển lạnh.

– Dầu khuynh diệp: Đây là loại dầu thường được sử dụng cho trẻ mỗi khi thắc mắc trẻ bị ngạt mũi phải làm sao. Với tinh chất bạc hà và cây bạch đàn nên an toàn và không gây kích ứng. Mẹ có thể dùng để thoa lên vùng mũi hoặc bỏ vào máy xông tinh dầu để tạo độ ẩm, loại bỏ dịch nhầy ứ đọng trong mũi của bé.

>>> Xem thêm tại đây :https://phuongnamhospital.com/nhi-kh...-phai-lam-sao/

– Tắm hoặc ngâm chân với nước ấm: Tắm nước ấm giúp các mao mạch ở khu vực hô hấp được giãn nở, tạo sự thông thoáng cho đường thở. Ngoài ra, cách này còn giúp các dịch nhầy trong mũi dễ tiết ra bên ngoài, hạn chế tắc nghẽn.

Cần lưu ý gì để tránh để trẻ bị ngạt mũi?




Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là những khu vực có nhiều bụi.
Không cho thú cưng tiếp xúc với bé bị ngạt mũi.
Bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể, uống nhiều nước ấm, nước trái cây.
Không bao bọc bé bởi lớp quần áo quá dày, khiến trẻ khó thở.
Không tự ý dùng kháng sinh hay áp dụng mẹo dân gian.
Không cho trẻ uống các bài thuốc thảo dược khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.
Đưa bé đi thăm khám nếu có các dấu hiệu trở nặng hơn.





Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao đã được giải đáp qua bài viết sau. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu cho trẻ nếu để dài lâu. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 633698 . Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.