Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ: cách nhận biết và phòng tránh

Mùa hè bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó có tay chân miệng. Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cơ bản và quan trọng mà bố mẹ cần phải làm để bảo vệ con yêu. Đặc biệt, cần theo dõi sát sao nếu con mắc bệnh, kịp thời nhận ra dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, để được điều trị đúng cách, kịp thời.
* Nhận biết trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng
Các dấu hiệu của bệnh tay - chân - miệng ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
- Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
- Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
* Các dấu hiệu bệnh nặng
Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc): Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy
Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh.
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Tay - chân - miệng là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Cha mẹ cần đặc biệt theo dõi con để nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như triệu chứng khi bệnh nặng lên để kịp thời điều trị.
* Cách điều trị và chăm sóc
Bệnh chân – tay – miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp điều trị mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà (theo chỉ định của bác sĩ):
Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad...
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa...
Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt...Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
* Nguyên tắc phòng bệnh

>>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/nhi-kh...ay-chan-mieng/
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi ...
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Bất luận thế nào cũng không được chủ quan, khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn cụ thể.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Nam là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, chân tay miệng...
Với không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Đa khoa Phương Nam có khám đa khoa kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để xây dựng các thực đơn riêng cho bé (nếu cần), các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh chân tay miệng hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.
* Liên hệ ngay:
- Hotline: 1900 63 36 98
- Địa chỉ: Số 81 – Phan Đình Phùng, P.1, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng