1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi). Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10- 12%.
Ung thư vòm họng rất hiếm gặp ở người châu Âu nhưng lại phổ biến ở người da vàng. Vùng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là miền Trung Quốc và phần lớn khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ 20-30/100,000.
Các giai đoạn của ung thư vòm họng:

  • Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.
  • 2. Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng?
    Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao có thể kể đến là:
    • Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp,…
    • Ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói,
    • Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích.
    • Có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng.
    • Đối tượng từ 30 – 84 tuổi, trong đó 40 – 60 tuổi chiếm trên 50% mắc bệnh. Nam giới gặp nhiều hơn nữ với tỷ suất là 3/1.

  • 3. Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất
    Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau.
    Sau 06 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
    • Nổi hạch cổ.
    • Ngạt mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy mũi lẫn máu.
    • Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày.
    • Ù tai, mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio, thường xuyên nhiễm trùng tai.
    • Khó thở hoặc khó nói.
    • Giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi.
    • Có máu trong nước bọt, khó nuốt.



  • 4. Chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng
    - Chẩn đoán
    Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ có thể thực hiện một số can thiệp y tế:
    • Khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và trao đổi về bệnh sử trước đây của người bệnh.
    • Soi vòm họng.
    • Chụp X-quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
    • Sinh thiết: Bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ khi nội soi mũi và xem các tế bào hoặc mô dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư vòm họng.

  • - Điều trị
    Tùy vào giai đoạn ung thư, loại ung thư vòm họng, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
    Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng:
    • Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
    • Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.
    • Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng.

  • 5. Tiên lượng và cách phòng bệnh ung thư vòm họng
    Tiên lượng bệnh phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện. Ở giai đoạn I và II, tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới 80 - 90%, nhiều trường hợp có thể khỏi hẳn. Với ung thư vòm họng ở giai đoạn III, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 30 – 40% và giai đoạn muộn chỉ còn 15%. Ngoài ra, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, trong đó ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ. Ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
    Ở nước ta, hầu hết 90 – 97% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV, gây ra nhiều khó khăn trong điều trị. Vì vậy, mỗi người nên tự chủ động phòng bệnh bằng cách:
    • Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích.
    • Điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi.
    • Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có các biểu hiện bất thường.
    • Tập luyện thể dục, ăn uống điều độ.
    • Không ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men.
    • Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Đặc biệt, do các dấu hiệu ung thư vòm họng rất ít biểu hiện ra ngoài ở giai đoạn đầu (giai đoạn I,II), chính vì vậy, tầm soát bệnh định kỳ sẽ giúp phát sớm các nguy cơ, dấu hiệu tiềm ẩn có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Từ đó, có thể can thiệp kịp thời từ giai đoạn sớm nhất nhằm tăng khả năng điều trị bệnh thành công.


Bệnh viện đa khoa Phương Nam hiện đang là một trong những địa chỉ cung cấp các gói tầm soát ung thư được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Truy cập website: https://phuongnamhospital.com hoặc liên hệ Hotline 1900 633698 ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về gói tầm soát ung thư vòm họng và đặt lịch hẹn!