Thai nhi 37 tuần tuổi trong những tuần cuối này, mẹ có thể cảm nhận được sự tăng trưởng của bé và rất có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần lưu ý. Thai nhi 37 tuần tuổi sẽ tăng khoảng một phần tư kilo, khiến cho cân nặng rơi vào khoảng từ 2,5 đến 3kg và có chiều cao khi đo từ đầu đến chân khoảng 50 cm




1. Sự phát triển của thai nhi
Lúc này hầu hết các cơ quan của bé đều đã hoàn thiện để đảm bảo bé có thể sống sót khi sinh ra. Chẳng hạn như các cơ quan hô hấp của bé đang được tập thở nhiều hơn. 2 tuần tiếp theo sẽ giúp não và phổi của bé trưởng thành hoàn toàn, vì thế nếu bạn có ý định lại mổ đẻ bác sĩ sẽ lên lịch không sớm hơn 39 tuần trừ khi có lý do y khoa cần can thiệp sớm hơn. Hệ thống các cơ quan trẻ trong giai đoạn này dần như đã hình thành hết trọn vẹn và đi vào hoạt động.Nhiều bé khi sinh ra tóc đã dày và lọn tóc dài từ 1,5 đến 4cm. Mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu tóc của con không giống màu tóc của mẹ mà lưa thưa những sợi tóc vàng hoặc đỏ nhé




2. Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Mặc dù về mặt lý thuyết, việc sinh nở trong khoảng thời gian thai nhi 37 tuần tuổi đến 40 tuần đã được coi là đủ tháng, các bác sĩ vẫn mong muốn bạn tiếp tục mang thai đến tuần thứ 39, trừ phi có trường hợp khẩn cấp về y tế. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng với các loại thức ăn giàu chất lành mạnh tốt cho sự phát triển cân nặng và trí óc của thai nhi như nhóm thức ăn chứa nhiều đạm, sắt, vitamin, canxi. Nếu bạn có giường riêng thì hãy sắp xếp gối xung quanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những tiếng động nhỏ từ quạt hay từ đài có thể giúp bạn ngủ dễ hơn. Trong những giai đoạn cuối thì người mẹ cần có kế hoạch quan tâm nhiều hơn tới thai nhi và cũng cần thận trọng hơn tới các triệu chứng tiền sản giật không mong đợi đề tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn con.